Lặn biển an toàn – Lặn biển luôn là hoạt động hấp dẫn dành cho du khách. Bên cạnh các trải nghiệm tại các khu vui chơi đình đám hay những bãi biển cát trắng trải dài. Tuy nhiên mỗi du khách cần nắm vững những kiến thức lặn biển an toàn. Để có một trải nghiệm trọn vẹn trong môi trường hoàn toàn khác biệt. Cùng Bụi tìm hiểu những kinh nghiệm lặn biển an toàn và cách tự bảo vệ bản thân khi đi lặn biển nhé!
Hoạt động lặn biển vô cùng ly kỳ và hấp dẫn. Tuy nhiên cũng chứa đựng nhiều rủi ro khi bạn bước vào một môi trường hoàn toàn khác biệt với môi trường sống tự nhiên của con người.
Nhận diện các rủi ro
Bạn có thể bị thương khi lặn biển
Thông thường khi ở dưới nước thì mọi hoạt động của cơ thể gần như khá khó khăn. Và không còn được sự linh hoạt như trên cạn. Đặc biệt, các vật thể dưới nước có khả năng gây sát thương cao. Các góc cạnh của chúng có khi “sắc bén” tới lạ thường. Và chúng có thể cứa vào da thịt nếu như không cẩn thận.
Tai biến khi lặn biển
So với nhiều hoạt động ngoài trời khác, lặn biển thường được coi là hoạt động ít rủi ro. Tuy nhiên vẫn có thể dẫn đến nhiều tình trạng y tế rất nghiêm trọng.
Áp lực nước khi xuống càng sâu sẽ càng lớn. Khiến cho các thành mạch máu trên cơ thể phải chịu áp lực rất lớn. Vì thế, sẽ có tỷ lệ những tai biến khá cao. Người lặn biển cần di chuyển chậm từ mặt nước xuống đáy để cơ thể dần thích ứng. Giống như việc bạn đi tắm vậy, nên làm ướt tay chân rồi tới dần lên cơ thể. Sẽ giúp cho các thành mạch máu cũng như các tế bào cảm giác có sự chủ động. Không bị đột ngột, dễ xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Với những người lặn ở độ sâu trên 15m trở lên sẽ có nguy cơ tai biến cao hơn. Họ phải chịu áp rất lớn và thay đổi đột ngột áp suất cũng là nguyên nhân dẫn tới tai biến.
Động vật biển tấn công
Khi lặn, không nên chạm hoặc đến quá gần động vật hoang dã. Dù hầu hết các sinh vật dưới biển không gây hại hoặc hung dữ. Nhưng chúng có thể phản ứng theo những cách không thể lường trước nếu cảm thấy bị đe dọa.
Kinh nghiệm lặn biển an toàn là luôn giữ khoảng cách vừa đủ với động – thực vật dưới nước. Điều này không chỉ đảm bảo bạn không làm tổn thương chúng. Mà còn giúp bạn bớt đi rủi ro bị tấn công.
Ngoài ra, một trong những nỗi sợ của người tham gia lặn biển là cá mập. Nếu bạn phát hiện cá mập xuất hiện gần chỗ mình. Thì đừng quá hoảng sợ mà hãy bình tĩnh và nhẹ nhàng bơi đến vị trí an toàn hơn vì có thể chúng chỉ đang bơi ngang qua mà thôi.
Hết dưỡng khí khi lặn biển
Hết khí thở là một rủi ro khá phổ biến khi lặn biển. Đặc biệt với những thợ lặn chưa được đào tạo hoặc thiếu kinh nghiệm lặn biển “thực chiến“. Rủi ro này thường xảy ra do quản lý khí kém hoặc lỗi thiết bị trong lúc lặn.
Bí kíp an toàn là bạn cần phải biết mình cần bao nhiêu khí thở cho một lần lặn cụ thể. Theo dõi lượng khí và nổi lên mặt nước với khoảng 50 PSI khí còn lại trong bình.

Dụng cụ lặn gặp sự cố
Dù có kinh nghiệm lặn biển hay không. Sự cố thiết bị không phù hợp hoặc bị lỗi vẫn có thể mang đến thiệt hại về tính mạng người lặn. Một số lỗi thiết bị phổ biến liên quan đến sự cố thường là hỏng vòng chữ O, vỡ ống điều chỉnh, kẹt van xi lanh…
Luôn kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong thiết bị lặn trước khi xuống nước. Đặc biệt là ở những bộ phận thường gặp lỗi phổ biến ở trên. Nếu nghi ngờ thiết bị của mình không hoạt động bình thường. Bạn hãy yêu cầu đổi thiết bị mới để đảm bảo an toàn trước khi xuống nước nhé.
Bị lạc hoặc bị tách khỏi nhóm
Cảm giác bị lạc trên biển hoặc tách khỏi nhóm là một cảm giác đáng sợ. Và có thể xảy ra khi bạn mải mê theo đuổi khám phá một sinh vật thú vị. Hoặc bị chiếc thuyền lặn bỏ lại phía sau vì lý do nào đó.
3 nguyên tắc an toàn khi lặn biển
1. Nguyên tắc thời tiết khi lặn biển
Vì lặn biển là thường ngâm mình ở dưới nước. Bạn sẽ chẳng thể nào quan sát được phía trên mặt nước đang xảy ra vấn đề gì. Cho tới khi sự cố ập đến. Chính vì thế, bạn cần theo dõi thời tiết những ngày mà bạn có kế hoạch đi ngao du ngắm cảnh đẹp dưới đại dương.

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, bạn nên chọn những ngày nắng nóng hay mát mẻ. Tuy nhiên, để có thể ngắm cảnh đẹp và chụp ảnh thì nên chọn ngày nắng là tuyệt vời nhất. Vì ánh sáng đủ mạnh để làm những bức ảnh trở nên long lanh. Thay vì đen kịt khi trời âm u.
Chú ý, không đi vào những ngày thời tiết xấu, biển động mạnh, sóng to, gió lớn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân. Hơn nữa, cần tìm hiểu đặc điểm vùng biển và dòng hải lưu chạy qua khu vực bạn đang định khám phá. Đảm bảo không bị xoáy nước cuốn quá mạnh khiến mất an toàn.
2. Nguyên tắc môi trường khi lặn biển
Trong thời đại mới này, các vùng biển có thể bị xâm lấn mất vệ sinh bởi con người và cả thiên nhiên. Vì thế, bạn cần chú ý đánh giá kỹ cũng như chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi. Nếu bạn là người mới, bạn cần hỏi hướng dẫn viên của mình về địa điểm lặn sắp tới. Và bạn nên chủ động tìm kiếm thông tin về môi trường ở đây có tốt không. Có đảm bảo an toàn hay không thay vì chỉ nghe hướng dẫn viên.
3. Nguyên tắc sức khỏe khi lặn biển
Khi tham gia lặn biển bạn cần giữ cho mình một trạng thái thật thoải mái. Không quá căng thẳng hay lo lắng. Bạn cũng không nên để người quá no hoặc quá đói để đi lặn biển. Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu, bia trước khi trải nghiệm hoạt động.

Nếu là người bị say sóng thì trước khi lặn, bạn nên chuẩn bị thuốc và những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Lưu ý những người có bệnh về tim mạch và huyết áp nên cẩn thận và cân nhắc kỹ càng. Vì áp lực khi di chuyển dưới nước có thể gây tức ngực.
Hãy đảm bảo chỉ tham gia lặn biển khi bạn có sức khỏe tốt. Du khách mắc một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp, các bệnh về đường hô hấp, co giật, dị ứng… sẽ không được tham gia loại hình du lịch mạo hiểm dưới nước này. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên đi lặn biển.
10 bí kíp lặn biển an toàn
1. Có chứng chỉ lặn biển (tuỳ loại hình lặn)
Một số nhà khai thác lặn biển sẽ yêu cầu người tham gia phải có chứng chỉ lặn. Hoặc năng lực chuyên môn tùy thuộc vào loại hình. Do đó, hãy đảm bảo có chứng nhận lặn từ một nhà điều hành lặn được cấp phép trước trước khi bạn bắt đầu chuyến lặn của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học lặn biển nhập môn. Nhưng đây không phải là dạng chứng nhận để bạn có thể lặn bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu bạn muốn. Nếu bạn lặn mà không có chứng chỉ hoặc không lặn cùng thợ lặn được chứng nhận (theo yêu cầu). Bạn sẽ không được bảo hiểm du lịch chi trả khi có sự cố xảy ra.
2. Chú ý lắng nghe người hướng dẫn lặn
Khi bạn đã ở trên thuyền lặn, chú ý lắng nghe người hướng dẫn hoặc người điều hành lặn biển là vô cùng quan trọng. Bất kể bạn có kinh nghiệm lặn biển hay chưa. “Lập kế hoạch lặn – Lặn theo kế hoạch” là quy tắc quan trọng nhất trước khi lặn. Bạn cần nghe hướng dẫn về những nơi bạn sẽ lặn, lộ trình lặn và những lưu ý về an toàn.

Bạn cần tuân theo bản tóm tắt của người hướng dẫn về nơi bạn sẽ đi, lộ trình bạn sẽ theo và những gì bạn cần chú ý.
3. Kiểm tra kỹ thiết bị lặn biển
Người đi lặn biển luôn cần chuẩn bị trang thiết bị phù hợp cho từng chuyến đi của mình. Lựa chọn các thiết bị lặn biển đảm bảo an toàn và chắc chắn phù hợp với bản thân. Những đồ lặn biển thường bao gồm: Áo phao, Kính lặn biển, Chân vịt, đồ lặn biển… Tùy vào nhu cầu thực tế mà sẽ lựa chọn dụng cụ cho phù hợp.
Trên đường đến điểm lặn, bạn cần dành thời gian thiết lập và kiểm tra lại tất cả thiết bị lặn. Để đảm bảo chúng đang hoạt động bình thường. Nếu chưa hiểu rõ hay chắc chắn về bất cứ điều gì liên quan đến thiết bị lặn. Hãy hỏi ngay người hướng dẫn hoặc người có chuyên môn đi cùng.
4. Có bảo hiểm du lịch và lặn biển
Khi tham gia các môn thể thao mạo hiểm như leo núi, lặn biển thì rủi ro gặp chấn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy đảm bảo bạn được bảo hiểm cả ở trên và dưới nước với hợp đồng bảo hiểm nêu rõ các hoạt động. Chú ý kiểm tra về mọi chính sách trong bảo hiểm du lịch. Nếu có thắc mắc, hãy hỏi lại nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng.

Đây là một kinh nghiệm du lịch an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong tình huống cần trợ giúp y tế.
5. Không được nín thở khi lặn
Đây chắc chắn là điều quan trọng nhất trong tất cả các quy tắc an toàn khi lặn. Vì nếu không tuân thủ có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn nín thở dưới nước ở độ sâu nguy hiểm. Thì áp suất dao động của không khí trong phổi có thể làm vỡ thành phổi.
Trong trường hợp nghiêm trọng nhất. Điều này có thể dẫn đến bong bóng khí thoát vào khoang ngực và sau đó là máu. Sau đó có thể dẫn đến thuyên tắc khí động mạch, trong nhiều trường hợp có thể gây tử vong.
Hãy đảm bảo bạn duy trì nhịp thở đều đặn, chậm rãi trong suốt quá trình lặn. Và lặn trong giới hạn của bản thân.
6. Đi lên từ từ và an toàn
Việc đi lên mặt nước từ từ rất cần thiết. Bởi nếu tốc độ đi lên của bạn quá nhanh. Áp suất sẽ tăng lên khi càng đến gần mặt nước. Dẫn đến nitơ đã được hấp thụ trong máu khi lặn sâu chưa được hòa tan. Do đó, các bong bóng hình thành trong máu có thể dẫn đến bệnh giảm áp.
Việc phòng tránh rất đơn giản. Chỉ cần bạn đảm bảo đi lên với tốc độ không quá 18 mét/phút. Và dừng lại an toàn trong ba phút, trừ khi thiếu không khí hoặc điều kiện của đại dương không cho phép làm như vậy.
7. Lặn trong giới hạn của bạn
Lặn biển đòi hỏi bạn phải luyện tập rất nhiều để phát triển một loạt các kỹ năng. Vì vậy, nếu bạn còn nghi ngờ về khả năng của mình với các thử thách trước mắt thì chắc chắn bạn không nên lặn. Một số loại lặn thử thách hơn nhiều, ví dụ như lặn trong hang động.
Hãy luôn đảm bảo bạn ở trong giới hạn của mình về kiến thức và thể lực. Lặn nâng cao yêu cầu chứng chỉ ở mức nâng cao. Lặn hang động yêu cầu chứng chỉ lặn kỹ thuật trong hang động. Vì vậy hãy tự đào tạo và tiếp cận với vùng nước sâu hơn.

8. Quan sát đồng hồ đo áp suất thường xuyên
Điều này có vẻ như không cần nhắc nhở. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi có nhiều người bỏ bê việc kiểm tra đồng hồ đo áp suất của họ thường xuyên. Kết quả là họ sẽ phải nhanh chóng lao lên mặt nước mà không có điểm dừng an toàn. Khiến tăng nguy cơ mắc bệnh giảm áp.
Do đó, hãy nhớ giữ liên lạc thường xuyên với người bạn lặn của mình về quy tắc lặn với bình dưỡng khí này và cho họ biết khi lượng khí của bạn đạt đến giới hạn.
Hãy ghi nhớ “Quy tắc một phần ba”, có nghĩa là bạn nên sử dụng một phần ba lượng không khí của mình để lặn xuống, một phần ba để lặn bên dưới, và một phần ba còn lại để đi lên.
9. Nên có bạn lặn biển đi cùng
Ngay cả khi bạn là người có kinh nghiệm lặn biển và rất tự tin thì vẫn nên có bạn lặn cùng. Hãy chắc chắn bạn luôn ở gần nhóm. Không bao giờ lặn một mình để hạn chế những rủi ro. Duy trì liên lạc thường xuyên với bạn đồng hành dưới nước để được hỗ trợ khi cần thiết.

Có một người bạn lặn giúp giảm đáng kể nhiều rủi ro. Việc duy trì liên lạc thường xuyên với họ dưới nước sẽ đảm bảo bạn luôn ý thức được đồng hồ đo của mình. Và bạn sẽ được hỗ trợ khi gặp bất kỳ rắc rối nào.
Nếu bạn sắp lặn với một nhóm người chưa từng gặp trước đây thì hãy dành thời gian để làm quen, trao đổi với họ để hiểu nhau hơn và hợp tác tốt dưới nước. Ngay cả khi bạn rất có kinh nghiệm và rất tự tin thì việc có bạn lặn cùng vẫn là điều nên làm.
10. Tham gia khóa học bồi dưỡng và làm mới kỹ năng thường xuyên
Nếu bạn đang lên kế hoạch thực hiện một chuyến lặn biển và đã lâu rồi bạn chưa lặn. Thì hãy dành thời gian để làm mới các kỹ năng bằng một khóa học trước khi khởi hành. Các phương pháp hay nhất có thể không thay đổi. Nhưng có thể có một số thông số kỹ thuật mới của thiết bị mà bạn sẽ sử dụng. Một khóa học bồi dưỡng sẽ giúp bạn cập nhật những cải tiến mới. Cũng như làm giàu thêm các kỹ năng hiện có của bạn.
Bên trên là các nguyên tắc & bí kíp lặn biển an toàn bạn cần chú ý ghi nhớ khi tham gia môn thể thao này nhé. Chúc bạn một chuyến đi có nhiều trải nghiệm đẹp!
P/S: Nếu bạn dự định tham gia một chuyến lặn biển ở Phú Quốc, đừng quên dịch vụ thuê cano riêng ở bên Bụi nhé!